Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Dưỡng Sinh Nhu Quyền (Vĩnh Xuân dòng cụ Quí)

Bài viết rất cũ của bạn yuyu trên langven về Dưỡng Sinh Nhu Quyền (Vĩnh Xuân dòng cụ Quí). Được viết vào thời kỳ "tiền chiến" của Internet tại Việt Nam cho nên độ chân thực của bài viết không cần phải bàn. Tuy nhiên, tác giả vẫn có mắc một lỗi lớn khi chép tên cụ Ngô Sỹ Quí thành Ngô Vĩnh Quí (đã lược bỏ ở đây). Nay chép lại đây để có thêm một cái nhìn về Vĩnh Xuân.

Nguyên tắc của Vĩnh Xuân là "Dĩ Nhu Chế Cương", nhung không phải là không có Cương như nhiều người nhầm tưởng m
à là "Cương Nhu Phối Triệt " nghĩa là Kết Hợp nhuần nhuyễn Cương - Nhu một cách Triệt Để và Hiệu Quả nhất.
Triết Lý xuyên suốt của Phật Gia Vĩnh Xuân là những nguyên lý triết học của Lão và Phật Giáo.
Vĩnh Xuân không chủ trương bạo lực, không tranh hơn thua ...Nghĩa là đứng trước đối thủ , môn sinh Vĩnh Xuân không tấn công trước, không tìm cách triệt hạ đối thủ mà họ chủ trương Hoá Giải Mâu Thuẫn trước tiên, nếu không hiệu quả, buộc phải động thủ thì họ chủ trương Hoá Giải Đòn Thế và Triệt Tiêu Sức Mạnh (chứ không triệt hạ) đối thủ theo đúng nguyên lý "Dĩ Nhu Chế Cương "và "Ác Giả Ác Báo" .
Với nguyên tắc này, Vĩnh Xuân không tham gia thi đấu, để tranh hơn thua, nhưng hễ đã động thủ thì bất khả chiến bại, nghĩa là luôn luôn thắng .
Bạn hãy quan sát những hiện tượng thiên nhiên như sau : Một cơn bão lớn quét qua một khu rừng . Tất cả (hoặc hầu như tất cả) các cây đại thụ lừng lững đều bị quật ngã ...duy chỉ có cây liễu mảnh mai, hay cây cỏ may mềm mại là vẫn đứng vững ....Vì sao ? Đấy là bởi vì Dĩ Nhu Chế Cuơng. Cây Liễu và cây Cỏ May đã Hoá Giải được sức mạnh kinh hồn của trận cuồng phong và Triệt Tiêu nó gần như hoàn toàn, nên đã trụ vững , trong khi các hảo hán sơn lâm đều bị gục ngã !
Một chân lý kỳ diệu như vậy của thiên nhiên, nếu được áp dụng vào võ thuật thì hay biết bao nhiêu ? Và Vĩnh Xuân là môn phái áp dụng triệt để nhất nguyên lý Nhu vào trong Võ Thuật !
Vì thế môn võ này là lý tưởng cho phụ nữ và những người nhỏ yếu luyện tập vừa có lợi cho sức khoẻ vừa hiệu quả để tự vệ ....Nhưng bạn thử tưởng tượng, một phụ nữ nhỏ yếu mà còn có thể tự vệ hiệu quả trước một đối thủ to khoẻ hơn nhiều lần thì một người vốn dĩ bẩm sinh to lớn khoẻ mạnh mẽ lại được tranh bị Vĩnh Xuân thì hiệu quả lớn đến đâu ? Điều đó cho thấy, tuy chẳng thi đấu, nhưng Vĩnh Xuân gần như vô định, nếu mang ra tranh thắng ....
Phương pháp Hoá Giải và Triệt Tiêu của Vĩnh Xuân là gì ?
Nói một cách đơn giản thì đó là các kỹ thuật Quấn Dính và Xoay Vòng !
Nói đến Xoay Vòng thì những ai tập Akido đều biết : Dùng các kỹ thuật Xoay, Trượt và Xoay Vòng, Hiệp Khí Đạo đã chẳng những Triệt Tiêu được sức mạnh của địch mà lại còn dùng sức địch đánh địch ! Gặp một võ sĩ Akido, đối phương , dù mạnh đến mấy, nhưng hễ lao vào tấn công là cứ bị trôi tuột đi, xoay vòng và ngã lăn queo đủ mọi cách trong khi võ sĩ Hiệp Khí Đạo gần như không thấy động thủ !
Chiêu thức kỳ diệu và kỳ quái này Hiệp Khí Đạo đã học nguyên si từ Vĩnh Xuân !
Tuy nhiên còn một chiêu thức kỳ diệu mà kỳ quái nữa, đặc trưng của Vĩnh Xuân mà không một môn phái nào có được, đó là Quấn Dính !
Nghĩa là sao ?
Nghĩa là nếu gặp một cao thủ Vĩnh Xuân, đối phương chỉ có hai cách để chịu ....thua ! Hoặc là Dĩ Hoà Vi Quí, Hoà Giải ngay từ đầu - điều mà các võ sĩ Vĩnh Xuân luôn khuyến khích, rút lại lời tuyên chiến, hoặc là bị Hoá Giải trong trạng thái Quấn Dính như Hình với Bóng không cách nào phản công cho đến khi được tha !
Như vậy ngoài kỹ thuật xoay vòng, cương nhu phối triệt để hoá giải đòn thế đối phương, Vĩnh Xuân sử dụng kỹ thuật Quấn Dính để bám sát đối phương đến mức đối phương hoàn toàn bất lực không thể ra đòn, phản đòn và mọi đòn đánh cương, trường và cường cực mạnh đều trở nên vô dụng !
Vì thế có thể nói Thủ Pháp của Vĩnh Xuân cực kỳ lợi hại và kỳ quái vì như là vô chiêu diệt hữu chiêu, bất chiến tự nhiên thành. Hoá ra trong võ thuật, không phải cứ đánh được đối thủ là giỏi là hay mà phải làm thế nào đối thủ không đánh được mình nữa mới càng giỏi càng hay.
Đấy chính là nguyên tắc tu hành của Phật tử: Từ bi, không gây ác với tha nhân, nhưng trong đời nếu gặp kẻ ác, buộc phải động thủ để tự vệ thì sẽ trước tiên hoà giải mâu thuẫn, rồi hoá giải mâu thuẫn, vô hiệu hoá cái ác, khuất phục, tiến tới cảm phục cái ác cải tà qui chính ...đấy chính là cái hay của triết lý Vĩnh Xuân Phật Gia . ...
Triết lý này của Vĩnh Xuân đã được bỉ nhân đưa và o 2 câu chuyện ngụ ngôn Sự Tích Cỏ May và Con Ngựa Bất Kham.
Về các bài tập cơ bản thì Vĩnh Xuân nhập môn bao giờ cũng có bài 108 cơ bản tập song song vớI các bài luyện mềm dẻo cơ khớp, xoay chân xoay người, du đẩy, bật, quấn dính và luyện khí, dịnh thần như hầu hết các môn kung fu khác. Sau đó se học dần Ngũ Hình tuỳ căn cơ môn sinh mà đi từ dễ đến khó ....
Ngũ Hình của Vĩnh Xuân cũng tiêu biểu cho 5 đặc tính của môn phái và lấy 5 con vật đặc trưng :
Long, Xà, Hổ , Báo, Hạc .
Trong đó :
Long tượng trưng cho Cương
Xà tượng trưng cho Nhu
Hổ tượng trưng cho Dũng
Báo tượng trưng cho Trí
Hạc tượng trưng cho Tĩnh
Nhưng trong Vĩnh Xuân yếu tố Nhu và Tĩnh được đặt lên hàng đầu để đối phó với yếu tố Cương và Động .
Vì thế hình biểu tượng ngày nay của Vĩnh Xuân Quyền ( dướI tên mới là Dưỡng Sinh Nhu Quyền ) là hình Xà (Nhu) quấn quanh chân Hạc (Tĩnh).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét